Phương pháp chữa trị và phòng ngừa bệnh viêm âm đạo
Peozi
Thứ Hai,
08/08/2022
Bệnh viêm âm đạo rất phổ biến ở phụ nữ. Nó gây ảnh hưởng sức khoẻ, tinh thần và hoạt động thường ngày, vì vậy thì hãy theo chân Peozi tìm phương pháp và cách phòng ngừa bệnh cho bản thân mình nhé.
Điều đầu tiên cần phải làm, khi phát hiện ra âm đạo có các triệu chứng bất thường này. Chị em phụ nữ nên đến gặp ngay các bác sĩ phụ khoa để thăm, khám điều trị và nhận tư vấn từ các chuyên gia.
Các dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo
- Khi âm đạo có mùi hôi khó chịu, tiết dịch hoặc ngứa.
- Khi bạn bị sốt ớn lạnh, hoặc đau vùng kín.
- Khi bị tái nhiễm trùng âm đạo trước đậy.
- Khi bạn có nhiều bạn tình quan hệ tình dục, bạn có thể bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Một số triệu chứng của việc nhiễm trùng lây qua đường tình dục có các dấu hiệu tương tự như nhiễm trùng nấm men, hoặc nhiễm khuẩn âm đạo.
Những người có nguy cơ bênh viêm âm đạo.
Các điều kiện làm tăng nguy cơ hình thành viêm âm đạo bao gồm:
- Những người đang thay đổi nội tiết tố chẳng hạn như phụ nữ mang thai, người đang sử dụng thuốc tránh thai hay phụ nữ đến thời kì mãn kinh.
- Những người quan hệ tình dục.
- Đã và đang bị nhiễm bị bệnh lây qua đường tình dục.
- Những người đang sử dụng các loại thuốc như kháng sinh và steroid.
- Sử dụng các chất diệt tinh trùng sau khi quan hệ nhầm tránh thai.
- Chị em đang bị bênh tiểu đường không được kiểm soát.
- Sử dụng các sản phẩm vệ sinh như xịt âm đạo, khử mùi âm đạo, xà phòng có chất tẩy rửa manh.
- Thụt rửa sâu trong âm đạo.
- Mặc quần áo ẩm ướt thời gian lâu, hay mặc đồ chật, không thoáng khí ẩm.
- Sử dụng dụng cụ tử cung (DCTC) tránh thai.
Sử dụng các xà phòng vệ sinh vùng kín sẽ gây viêm âm đạo.
Những các phòng ngừa bệnh viêm âm đạo.
- Phòng ngừa bệnh viêm âm đạo là điều vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm giúp chị em phụ nữ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm âm đạo, có các biện pháp phòng bệnh sau:
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, sạch sẽ, khoa học, không lau chùi từ sau ra trước.
- Sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau theo chiều từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn sẽ lây nhiễm đến âm đạo.
- Không nên sử dụng những chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính sát khuẩn mạnh, dung dịch vệ sinh phải có độ PH dịu nhẹ tương đương PH âm đạo.
- Tránh các chất gây kích ứng: chúng bao gồm tampon thơm, miếng lót và xà phòng thơm. Rửa xà phòng từ khu vực bộ phận sinh dục bên ngoài của bạn sau khi tắm, và làm khô khu vực này để tránh kích ứng. Không sử dụng xà phòng có tính kiềm cao, tẩy rửa mạnh. Chẳng hạn như những chất có tác dụng khử mùi hoặc kháng khuẩn hoặc tắm bong bóng.
- Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn.
- Tránh tắm bồn nước nóng và bồn tạo sóng. Hạn chế ngâm toàn thân trong bồn nước.
- Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo: âm đạo không cần làm sạch ngoài việc tắm bình thường. Thụt rửa lặp đi lặp lại làm mất cân bằng các vi khuẩn có lợi trong âm đạo và thực sự có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo. Thụt rửa sẽ không làm sạch nhiễm trùng âm đạo. Chỉ thụt rửa âm đạo khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
- Sử dụng bao cao su khi có hoạt động giao hợp: cả bao cao su nam và nữ có thể giúp tránh nhiễm trùng lây lan qua quan hệ tình dục.
- Mặc đồ lót bằng chất liệu thoáng mát, dễ chịu: mặc quần lót có đáy quần bằng chất liệu cotton sẽ giúp thoáng khí, hạn chế sự ẩm ướt. Nếu cảm thấy thoải mái có thể bỏ qua mặc đồ lót đi ngủ. Nấm men sẽ phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.
Chuẩn đoán bệnh qua khí hư.
Các biện pháp chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm âm đạo.
- Để chẩn đoán bạn có bị viêm âm đạo hay không các bác sĩ dựa vào các dấu hiệu sau:
- Hỏi tiền sử viêm nhiễm âm đạo của bạn: Các nhiễm trùng âm đạo hoặc bệnh lây qua đường tình dục. Từ đó, các bác sĩ có thể định hướng được nguyên nhân ở các loại viêm âm đạo hay tái phát
- Thực hiện bạn thực hiện khám phụ khoa. Trong khi kiểm tra vùng chậu, bác sĩ có thể sử dụng một dụng cụ (mỏ vịt) để nhìn vào bên trong âm đạo của bạn để tìm viêm và tiết dịch bất thường.
- Các bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm là dịch âm đạo để làm xét nghiệm: thu thập một mẫu dịch tiết cổ tử cung hoặc âm đạo để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể soi tươi hay cấy để tìm vi khuẩn, nấm,.. gây ra bệnh viêm âm đạo.
- Có thể thực hiện kiểm tra độ pH bên trong âm đạo: kiểm tra pH âm đạo bằng cách sử dụng que thử pH hoặc giấy pH vào thành âm đạo. Độ pH tăng có thể chỉ ra vi khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trichomonas. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ xét nghiệm pH đơn thuầnthì không nên. Vì đây không phải là xét nghiệm chẩn đoán đáng tin cậy.
- Cách chữa bệnh viêm âm đạo, điều trị viêm âm đạo bằng thuốc gì? Điều này tùy thuộc vào loại viêm âm đạo, vì vậy viêc điều trị bạn phải theo từng loại nguyên nhân cụ thể:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn. Đối với loại viêm âm đạo này, bác sĩ có thể kê toa thuốc metronidazole (Flagyl) mà bạn uống, bạn sẽ bôi bằng gel hoặc kem metronidazole (MetroGel) hoặc kem clindamycin (Cleocin) mà bạn bôi vào âm đạo.
- Nhiễm trùng do nấm men: nhiễm trùng nấm men thường được điều trị bằng kem chống nấm chẳng hạn như miconazole, clotrimazole, butoconazole hoặc tioconazole . Nhiễm trùng do nấm men cũng có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm như fluconazole (Diflucan)
- Viêm âm đạo do Trichomonas: Điều trị bằng metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax).
- Viêm âm đạo do âm đạo thiếu dưỡng ẩm ở phụ nữ khi mãn kinh (teo âm đạo).Bổ sung bằng Estrogen (dạng kem) có thể điều trị hiệu quả tình trạng này.
- Viêm âm đạo không nhiễm trùng. Để điều trị loại viêm âm đạo này, bạn cần xác định chính xác nguồn gốc của sự lây nhiễm và phòng tránh nó. Các nguồn có thể bao gồm xà phòng mới, bột giặt, băng vệ sinh hoặc tampon.
Tất cả các loại thuốc này đều được dùng dưới chỉ định và theo dõi của bác sĩ phụ khoa của bạn.